(0)
Chào mừng đến với Camera giám sát Hải Phòng
BÁN HÀNG ONLINE
0904 522 088
(0)

Tin tức & sự kiện

Giám sát giao thông qua camera” góp phần giảm TNGT

Cập nhật: 01-01-1970 12:00:00 | Tin tức & sự kiện | Lượt xem: 1351

Từ khi sử dụng hệ thống giám sát, tai nạn giao thông trên đoạn Pháp Vân – Ninh Bình đã giảm cả 3 mặt, giảm 43 vụ (23,2%), số người chết giảm 60 người (29,2%), số người bị thương giảm 18 người (19,6%). Đặc biệt, trên cả tuyến đường này nhiều năm qua đã không xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.

Sau 3 năm thực hiện thí điểm hệ thống giám sát TTATGT bằng các kỹ thuật viễn thông như lắp đặt hệ thống camera, máy đo tốc độ trên tuyến, xử lý vi phạm qua hình ảnh, đoạn đường Pháp Vân – Ninh Bình trên tuyến QL1A, từ một trong những “điểm đen” nhức nhối về tình trạng tai nạn giao thông, đã trở thành tuyến đường điểm với những tín hiệu đáng mừng. Cũng bằng việc ghi hình và xử lý vi phạm giao thông qua hình ảnh, tình hình TTATGT trên nhiều địa phương đã có những chuyển biến tích cực.

Theo thống kê từ Cục CSGT đường bộ – đường sắt, từ tháng 6/2008 đến tháng 11/2011, qua hệ thống giám sát trật tự an toàn giao thông trên tuyến QL1A đoạn Pháp Vân – Ninh Bình, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý tới 24.297 trường hợp vi phạm. Bình quân mỗi ngày tại đoạn quốc lộ này đã ghi nhận khoảng 20 trường hợp vi phạm của các loại phương tiện xe khách, xe con và xe tải. Lỗi vi phạm chủ yếu của những phương tiện này là đi không đúng làn đường và chạy quá tốc độ. Trong đó, lỗi chạy quá tốc độ là 14.360 trường hợp (chiếm 59%); lỗi đi sai phần đường, làn đường là 9.189 trường hợp (37,8%); không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông là 748 trường hợp (3,2%).

Để đảm bảo có được các kết quả chính xác, đầy đủ hệ thống giám sát đã được bố trí nhiều thiết bị hiện đại như: camera, máy đo tốc độ ghi hình, đường truyền, cân tải trọng tự động, camera giám sát toàn cảnh, nhận dạng biển số… Ngoài ra còn có hàng chục thiết bị đo tốc độ được lắp đặt trên đoạn tuyến dài hơn 104 km.

 

4 ghi2318 450 Giám sát giao thông qua camera” góp phần giảm TNGT
Ghi hình người vi phạm giao thông trên đường Pháp Vân – Ninh Bình đã có những hiệu quả nhất định.

Cơ quan chức năng đã tước quyền sử dụng GPLX gần 400 trường hợp; tạm giữ 32 phương tiện, nộp Kho bạc Nhà nước 12,3 tỷ đồng. Thông qua việc ghi hình, cơ quan Công an cũng phát hiện 2 vụ phạm pháp hình sự, bắt 2 đối tượng trộm cắp ôtô; 1 vụ lái xe ôtô gây tai nạn bỏ trốn và 1 đối tượng có lệnh truy nã… Lực lượng CSGT cũng thông báo đến chủ phương tiện 380 trường hợp vi phạm phát hiện qua hệ thống giám sát, nhưng không dừng được phương tiện để xử lý. Trong số này, đã có 214 trường hợp người vi phạm đến thực hiện quyết định xử phạt, nộp Kho bạc Nhà nước trên 500 triệu đồng.

Lãnh đạo Phòng Hướng dẫn và tổ chức TTKSGT đường bộ (Cục CSGT đường bộ – đường sắt ) cho  biết: Từ khi sử dụng hệ thống giám sát, tai nạn giao thông trên đoạn Pháp Vân – Ninh Bình đã giảm cả 3 mặt, giảm 43 vụ (23,2%), số người chết giảm 60 người (29,2%), số người bị thương giảm 18 người (19,6%). Đặc biệt, trên cả tuyến đường này nhiều năm qua đã không xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.

Không chỉ riêng trên đoạn đường Pháp Vân – Ninh Bình, tại các địa phương như Hà Nội, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đắk Lắk, TP Hồ Chí Minh…  thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận hình ảnh đã phát huy được hiệu quả. Hầu hết các tỉnh, thành này đều nằm trong danh sách địa phương liên tục giảm số người chết do tai nạn giao thông.

Tại Hội nghị triển khai công tác trật tự ATGT mới diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng có đặt ra mục tiêu, năm 2012 trên cả nước phải giảm tối thiểu 5% – 10% số vụ tai nạn, số người chết và bị thương. Theo Cục CSGT đường bộ, đường sắt, để đạt được mục tiêu này, ngoài các giải pháp tổng thể, về phía lực lượng CSGT, thời gian tới sẽ phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án đã được Chính phủ phê duyệt như đề án “Tăng cường và hiện đại hóa công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT”; dự án hệ thống giám sát xử lý vi phạm TTATGT trên các tuyến quốc lộ trọng điểm. Cục CSGT đường bộ, đường sắt cũng kiến nghị, trên các tuyến đường cao tốc, trước khi đưa vào khai thác sử dụng, phải triển khai đồng bộ từ việc tổ chức giao thông, lắp đặt biển báo hiệu đường bộ, hệ thống giám sát, hệ thống thông tin liên lạc trên tuyến để phục vụ kiểm soát các hoạt động giao thông.