(0)
Chào mừng đến với Camera giám sát Hải Phòng
BÁN HÀNG ONLINE
0904 522 088
(0)

Tin tức & sự kiện

Khu Bảo tồn Tê Giác tại Kenya - Châu Phi lắp camera quan sát chống nạn săn trộm

Cập nhật: 01-01-1970 12:00:00 | Tin tức & sự kiện | Lượt xem: 1571

 

Khu Bảo tồn Tê giác tại Kenya - Châu Phi lắp camera quan sát chống nạn săn trộm

Huấn luyện cho các nhân viên kiểm lâm bảo vệ Tê Giác. 

Theo một nguồn tin gần đây cho biết, Giá sừng tê giác được bán cho khách hàng bản địa từ 1.865 bảng Anh mỗi 100g và bán lại cho những người mua nước ngoài trên 6.340 bảng Anh. Năm 2011, chỉ tính riêng ở Nam Phi, đã có trên 400 tê giác bị săn trộm. Hiện nay, cả thế giới ước còn khoảng 16.000 tê giác, và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Vừa qua các nhà bảo tồn ở Hội Động vật học London (ZSL) và Hội động hoang đã tại Kenya - Châu Phi (KWS) đang nhận được một sự hỗ trợ đắc lực trong việc ngăn chặn nạn săn trộm một số loài nguy vật quý hiếm nhất thế giới, nhờ vào vệ tinh kết nối Camera quan sat có tên Raspberry Pi.

Thiêt bị này được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngủ các chuyên gia, nhà khoa học đến từ ĐH Cambridge . Hệ thống camera này , được thiết kế nhỏ gọn và được trang bị một bộ Pin có thời lượng sử dụng tương đối lâu dài, chúng có độ bền chắc chắn để chịu được các cuộc tấn công động vật và khi thời tiết khắc nghiệt, và được trang bị thêm hệ thống đèn flash Led cho hình ảnh chụp vào ban đêm .

Các camera quan sát chuyển động, ghi hình và được kích hoạt gửi những hình ảnh trực tiếp của động vật hoặc những kẻ săn trộm về mạng vệ tinh Iridium trong phép phát hiện sớm các hoạt động săn trộm và giám sát các loài động vật quý hiếm, từ đó có các biện pháp bảo vệ chăm sóc kịp thời các loài động vật trong khu bảo tồn.

Giáo sư Jonathan Baillie, giám đốc chương trình bảo tồn tại ZSL cho biết, "Một trong những mục tiêu hàng đầu của chúng tôi lắp đặt hệ thống giam sát này là để ngăn chặn việc săn trộm, giết hại động vật hoang dã và nhất là các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê, trong 18 tháng qua, đã có hơn 1.000 con tê giác ở châu Phi đã bị giết chết, do nhu cầu ngày càng cao các sản phẩm làm từ sừng tê giác. Chúng ta cần phải ngăn chặn những kẻ săn trộm ngay bây giờ trước khi quá muộn"

Với việc trang bị hệ thống giám sát an ninh kết nối vệ tinh, cho phép ban quản lý khu bảo tồn có thể giám sát trực tiếp tại một trung tâm giám sát tại khu bảo tồn và các nhà chức trách và những người có trách nhiệm trong việc bảo vệ khu bảo tồn động vật cũng được kết nối xem qua thiết bị di động thông minh hay các thiết bị kết nói khác bằng một ứng dụng được cung cấp bởi các chuyên gia đến từ ĐH Cambridge.

Nhà chức trách trong khu vực và Ban quản lý tồn tại ZSL rất vui mừng và gửi lời cám ơn chân thành đến Giáo sư Jonathan Baillie (ĐH ĐH Cambridge) và những người cộng sự trong chương trình bảo tồn tại ZSL, nhờ có được sự hỗ trợ của hệ thống này mà họ đã có thêm một trợ đủ đắc lực trong việc bảo tồn các loài động vật.

Mô hình đã được đưa vào hoạt động và đang trong giai đoạn thử nghiệm các nhà nghiên cứu đang theo dõi và hướng tới phát triển thiết bị hoàn thiện hơn và nhân rộng khắp nước Anh, Châu phi cũng như trên toàn thế giới.


Theo treehugger.com